Đăng bởi | 02:20 | 12/12/2015
Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, vì văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa. Ngược lại, văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người - nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội.
Từ nhận định trên, công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ)xác định “Khách hàng là sự tồn tại của chúng tôi”.
Hướng dẫn khách hàng trong việc lắp điện kế mới và các hình thức thu tiền điện (thu tại quầy, thu tại nhà và thu qua ngân hàng) |
Từ đó, thực hiện phương châm, hướng dẫn khách hàng tận tình, trong giao tiếp niềm nở, tận tâm; giải quyết công việc chuyên nghiệp, đây là việc làm nhỏ, có ý nghĩa lớn nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất của khách hàng.
Thời gian qua, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Công ty Điện lực Bạc Liêu (PCBL) đã nỗ lực, tổ chức triển khai tài liệu văn hóa đến toàn thể CNVC-LĐ, từ đó những bóng dáng màu áo cam, nhân viên ngành điện ngày càng thân thiện hơn trong mắt người dân.
Công nhân trực ca sửa chữa điện khách hàng, tại số 3/143B, Lê Thị Hồng Gấm, P5, TP. Bạc Liêu. Khách hàng rất hài lòng cách phục vụ chuyên nghiệp của các anh công nhân |
Văn hóa có trong lời ăn, tiếng nói, trong cư xử của mỗi con người, thực thi văn hóa là làm cho văn hóa thấm sâu vào trong ý thức, lối sống và hành động của mỗi người. CNVC-LĐ ngành điện thực thi văn hóa nói lên một vẽ đẹp, một nét nhân văn của người làm điện, góp phần cùng EVN SPC, PCBL “Thắp sáng niềm tin”. Thanh Dũng |
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng