Đăng bởi | 07:47 | 28/03/2016
PCB là một trong 22 nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP) của Công ước Stockhlm, sẽ được dừng sử dụng trong năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028 tại Việt Nam.
Do có ưu điểm nổi trội là cách điện tốt,rất bền vững, không cháy, chịu nhiệt và sự ăn mòn hoá học, nên từ những năm 1930, PCB được sử dụng như một chất điện môi phổ biến trong máy biến áp và tụ điện nhằm tăng khả năng cách điện và chịu nhiệt độ của dầu. Đến nay, PCB không còn được sản xuất nhưng vẫn tồn t
Tuy nhiên, PCB có tính độc hại cao và tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong cơ thể sinh vật, động vật, gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm cho con người, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo thống kê, chỉ có 4% PCB sản xuất bị phân hủy, 31% tồn tại trong môi trường (đất liền và ven biển). Phần còn lại tập trung chủ yếu ở ngành điện, là chất phụ gia trong dầu của các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện…
Công ty Điện lực Bạc Liêu đã tham gia thực hiện dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam”. Sau quá trình kiểm kê, đánh giá đã phát hiện 03 máy biến áp chứa PCB có nồng độ > 5 ppm.
Để đảm bảo sức khỏe cán bộ công nhân viên trực tiếp thao tác, tiếp xúc với dầu cách điện, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ con người,Công ty Điện lực Bạc Liêu đã triển khai thực hiện các nội dung như sau:
1. Toàn thể cán bộ công nhân viên hiểu rõ về đặc tính của PCB: Chất PCB (Poly-Chlorinated Biphenyls) là hoá chất hữu cơ chứa chlorinated hydrocarbons đã được sử dụng trước đây như chất phụ gia vào thiết bị điện (dầu máy biến áp, máy cắt, tụ điện, TU, TI) để tăng tính cách điện và chống cháy nổ. Hầu hết, các thiết bị như máy biến áp, tụ điện,... sản xuất trước năm 1985 được nhập khẩu vào Việt Nam đều có dầu chứa PCB. Do một số độc tính sau này mới phát hiện nên PCB đã bị cấm sản xuất và sử dụng. PCB có thể gây ra nhiều tác động có hại đến sức khoẻ như ung thư, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ sinh sản, hệ thần kinh, hệ nội tiết,.... PCB rất khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên (thời gian phân hủy có thể kéo dài 30-40 năm), dễ dàng phân tán trong môi trường nước và không khí gây lan truyền ô nhiễm xa so với nguồn ban đầu. Con người có thể bị nhiễm PCB chủ yếu qua đường tiêu hoá, đường hô hấp, hấp thụ qua da.
2. Khi thao tác với thiết bị có hoặc nghi có PCB phải trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Không thải dầu, thiết bị chứa dầu mà không biết chắc chắn về nồng độ PCB trong dầu ra môi trường, không được đốt dầu thải hoặc các vật liệu trong thiết bị điện như giấy, gỗ ngấm dầu có chứa PCB (Khi đốt sẽ sản sinh ra khí độc là dioxin và furan gây ung thư và đột biến gen trong cơ thể con người). Tất cả dầu thải và các thiết bị có chứa dầu thải đều được lưu trữ tại “Kho lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại”.
3. Đối với dầu biến áp và các thiết bị điện chứa dầu khi mua mới, sửa chữa, các đơn vị được giao nhiệm vụ mua hoặc thực hiện hợp đồng đầu tư xây dựng sửa chữa phải yêu cầu có chứng chỉ không có PCB trong dầu. Hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu quy định lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra PCB.
4. Kiểm tra hồ sơ vật tư, thiết bị trước khi sửa chữa (có PCB, nghi ngờ có PCB hay không nhiễm PCB) đánh giá nguy cơ phát thải ô nhiễm và lây ô nhiễm chéo của thiết bị và dầu khác khi tiến hành lọc dầu, thay dầu.
5. Việc thanh lý các thiết bị, vật tư như: Máy biến áp, TU, TI, máy cắt, dầu máy biến áp đều được phân tích hàm lượng PCB và chỉ bàn giao thanh lý cho cơ quan đã được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại kể cả tái chế, thu hồi.
Nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường cũng như triển khai Kế hoạch thực hiện công ước Stockholm của Việt Nam, Công ty Điện lực Bạc Liêu nghiêm túc thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước cũng như của Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Bùi Thanh Tuyền
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng