Tin tức & hoạt động

Các văn bản pháp lý

Đăng bởi | 08:57 | 16/06/2022

Triển khai nội dung mới của Nghị định 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ

I. CÁC NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2022/NĐ-CP

1. Bỏ quy định Công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế không được kinh doanh những ngành nghề không liên quan theo Nghị định số 69/2014/NĐ-CP

  Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước, quy định: “Công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan chịu sự giám sát của chủ sở hữu về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan. Công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty không được kinh doanh những ngành nghề không liên quan”. Quy định này được bãi bỏ theo quy định của khoản 2 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.

2. Không quy định cấp doanh nghiệp của Tập đoàn kinh tế

  Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP quy định Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty có không quá ba cấp doanh nghiệp. Nội dung này sẽ được bãi bỏ theo quy định của khoản 2 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.

3. Không quy định cụ thể về ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty con là công ty TNHH một thành viên

  Điều 4 Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện để thành lập công ty TNHH một thành viên là (i) doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và (ii) công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó bao gồm điều kiện doanh nghiệp phải thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty TNHH một thành viên quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định này.

  Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP quy định một trong những điều kiện để doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xem xét thành lập là “Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”. Nghị định số 172/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế theo quy định của điểm a, khoản 1 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP. Theo đó, thay vì quy định cụ thể, ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập sẽ được xem xét phù hợp với phạm vi đầu tư vốn nhà nước theo quy định của luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các quy định về ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập Công ty TNHH một thành viên là công ty con của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cũng được bãi bỏ.

4. Về việc quyết định, cơ sở thực hiện việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty TNHH một thành viên

  Theo Nghị định số 172/2013/NĐ-CP, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tuớng Chính phủ quyết định thành lập có thẩm quyền quyết định việc thành lập, tổ chức lại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con/phê duyệt chủ trương tổ chức lại. Quy trình, hồ sơ tổ chức lại các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được quy định tại Chương 3 Nghị định này.

  Theo khoản 3 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tại Đề án cơ cấu lại công ty mẹ. Trường hợp chưa được quy định tại Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp thì phải trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Đề án. Ngoài ra, theo quy định tại khoản này thì EVN được áp dụng các quy định tại Nghị định này làm cơ sở thực hiện việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

5. Bỏ quy định về chuyển giao có thu phí công ty con do doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là chủ sở hữu, bổ sung quy định mới về chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  Theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, việc chuyển giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chia thành các loại hình chuyển giao có thanh toán và không thanh toán. Chuyển giao không thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty; chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó, chuyển giao có thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty. Nội dung này sẽ được bãi bỏ theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.

  Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP quy định các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với việc chuyển giao không thanh toán. Việc chuyển giao có thanh toán thực hiện theo các quy định pháp luật về bán toàn bộ doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

  Theo khoản 2 Điều 48 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ bao gồm các hình thức sau:

  - Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

  -  Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hình thức này chỉ áp dụng đối với phần vốn hoặc tài sản giữa các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và những trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

  - Việc chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều chuyển tài sản nhà nước;

  -  Việc chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổ chức, doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

  Theo Điều 49 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chuyển giao phù hợp với ngành, lĩnh vực hoặc mục tiêu quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp nhận chuyển giao; (ii) Không thuộc diện giải thể hoặc mất khả năng thanh toán; (iii) Thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương. Trường hợp chưa được quy định tại văn bản này, các cơ quan đại diện chủ sở hữu có liên quan đến việc chuyển giao thỏa thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

  Nguyên tắc tổ chức, trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được quy định tại Điều 50, 51 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.

II. NỘI DUNG MỚI CHI TIẾT CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2022/NĐ-CP SO VỚI CÁC NGHỊ ĐỊNH ĐƯỢC THAY THẾ, BÃI BỎ

 

STT

Nội dung

Nghị định số 23/2022/NĐ-CP

Nghị định số 172/2013/NĐ-CP

Nghị định số 128/2014/NĐ-CP

Nghị định số 69/2014/NĐ-CP

Ghi chú

  1.  

Thuật ngữ,  khái niệm về các hình thức tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao

1. Các hình thức sắp xếp lại gồm: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Các hình thức chuyển đổi sở hữu gồm: Bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (theo đó phải thực hiện theo phương thức đấu giá doanh nghiệp; đấu giá chào bán phần vốn nhà nước)

2. Các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với việc chuyển giao không thanh toán. Việc chuyển giao có thanh toán thực hiện theo các quy định pháp luật về bán toàn bộ doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

(Không còn hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động như quy định của Nghị định 128/2014/NĐ-CP)

 

1. Các hình thức tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thành công ty cổ phần, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con

1. “Bán doanh nghiệp” là việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền. (trong đó có Bán theo phương thức trực tiếp và Bán theo phương thức đấu giá)

2. “Giao doanh nghiệp” là việc chuyển quyền sở hữu không thu tiền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp có phân định rõ sở hữu của từng người.

3. “Chuyển giao doanh nghiệp” là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.

“Chuyển giao doanh nghiệp có thanh toán” là phương thức hoàn trả bằng tiền tương ứng với giá trị doanh nghiệp chuyển giao của bên nhận chuyển giao cho bên chuyển giao.

“Chuyển giao doanh nghiệp không thanh toán” là phương thức không phải hoàn trả tiền cho bên chuyển giao doanh nghiệp.

Tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty gồm các hình thức: hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc CTCP nhưng vẫn do Nhà nước giữ quyền chi phối; tăng, giảm số doanh nghiệp cấp II, cấp III.

Liên quan đến việc bán doanh nghiệp, có nhiều quy định thay đổi về nguyên tắc bán, trình tự bán, tổ chức bán,…

Liên quan đến việc chuyển giao doanh nghiệp, có nhiều quy định thay đổi về hình thức chuyển giao, nguyên tắc, điều kiện chuyển giao, trình tự thực hiện, …

Ví dụ theo Nghị định 128, thì sẽ có sự tham gia của Ban Đổi mới tại doanh nghiệp; Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Ban Chỉ đạo nhận doanh nghiệp.

Còn theo Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì không có những Ban nêu trên mà thay vào đó là vai trò của Cơ quan đại diện chủ sở hữu

 

 

 

  1.  

Ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập  doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty con là công ty TNHH một thành viên

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP quy định một trong những điều kiện để doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xem xét thành lập là “Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”.

Điều 4 Nghị định số 172/2013/ NĐ-CP quy định về điều kiện để thành lập công ty TNHH một thành viên là (i) doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và (ii) công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó bao gồm điều kiện doanh nghiệp phải thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty TNHH một thành viên quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có quy định

Không có quy định

Theo quy định của Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, thay vì được quy định cụ thể, ngành, lĩnh vực của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập sẽ được xem xét phù hợp với phạm vi đầu tư vốn nhà nước theo quy định của luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các quy định về ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập Công ty TNHH một thành viên là công ty con của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cũng được bãi bỏ.

  1.  

Quy định Công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty không được kinh doanh những ngành nghề không liên quan

Không có quy định

Không có quy định

Không có quy định

Theo quy định của khoản 3 Điều 17 Nghị định  số 69/2014/NĐ-CP , công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan chịu sự giám sát của chủ sở hữu về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan. Công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty không được kinh doanh những ngành nghề không liên quan. Quy định này được bãi bỏ theo quy định của khoản 2 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.

Về việc giới hạn ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, cần lưu ý theo điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp Nhà nước không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; trường hợp đã góp vốn, đầu tư thì phải cơ cấu lại và chuyển nhượng vốn, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đồng thời, cần lưu ý các quy định tại khoản 4 Điều 12 Điều lệ EVN ban hành tại Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018.

  1.  

Quy định về cấp doanh nghiệp của Tập đoàn kinh tế.

Không có quy định

Không có quy định

Không có quy định

Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP quy định Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có không quá ba cấp doanh nghiệp và cơ cấu như sau:

 

1. Công ty mẹ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối. Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chi phối các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty;

 

2. Công ty con của doanh nghiệp cấp I (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối. Doanh nghiệp cấp II được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm quyền chi phối;

 

3. Công ty con của doanh nghiệp cấp II (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối. Doanh nghiệp cấp III được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối;

 

  1.  

Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp  do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

1. Việc tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới hình thành sau khi chia, tách công ty trách nhiệm hữu một thành viên phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

3. Việc tổ chức lại không làm giảm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Không có quy định

Điều kiện tổ chức lại:

1. Phù hợp với Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Bộ quản lý ngành (đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và tổng công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty sau tổ chức lại vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Việc tổ chức lại phải phù hợp với quy định do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước khi triển khai

 

 

  1.  

Quy trình hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết)

Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ

Không có quy định

Trình tự, thủ tục tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty:

a) Việc tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo hình thức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty mẹ thực hiện theo quy định pháp luật về tổ chức lại công ty và Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Việc tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo hình thức tăng, giảm số doanh nghiệp cấp II, cấp III thực hiện theo Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nghị định số 23/2022/ NĐ-CP bổ sung việc lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết) cần tham vấn ý kiến đối với hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

  1.  

Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh tại doanh nghiệp

Không có quy định

Chỉ quy định về việc tạm ngừng kinh doanh

Không có quy định

Không có quy định

 

  1.  

Các trường hợp bị xem xét giải thể:

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;

- Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;

- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;

- Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;

- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;

- Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.

Không có quy định

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong các trường hợp sau:

- Công ty mẹ bị giải thể, phá sản;

- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;

- Công ty mẹ bị sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác mà Nhà nước không giữ cổ phần, vốn góp chi phối;

- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến trường hợp giải thể do hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Nghị định số 23/2022/NĐ-CP sửa trường hợp “Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản” thành “Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật”.

  1.  

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

- Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

- Việc giải thể doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn).

Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện giải thể nêu trên hoặc đã lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sắp xếp theo hình thức khác hoặc thực hiện phá sản.

- Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

- Việc giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Không có quy định

Không có quy định

Điều kiện giải thể ngoài điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Nghị định số 23/2022/NĐ-CP bổ sung thêm điều kiện doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Ngoài ra, bổ sung trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp đối với người quản lý có liên quan.

  1.  

Về chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Theo khoản 1 Điều 48 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với việc chuyển giao không thanh toán. Việc chuyển giao có thanh toán thực hiện theo các quy định pháp luật về bán toàn bộ doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Theo khoản 2 Điều 48 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ bao gồm các hình thức sau:

- Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

-  Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hình thức này chỉ áp dụng đối với phần vốn hoặc tài sản giữa các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và những trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Việc chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều chuyển tài sản nhà nước;

-  Việc chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổ chức, doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Điều 49 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chuyển giao phù hợp với ngành, lĩnh vực hoặc mục tiêu quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp nhận chuyển giao; (ii) Không thuộc diện giải thể hoặc mất khả năng thanh toán; (iii) Thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương. Trường hợp chưa được quy định tại văn bản này, các cơ quan đại diện chủ sở hữu có liên quan đến việc chuyển giao thỏa thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Không có quy định

Theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ về  bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, việc chuyển giao doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chia thành các loại hình chuyển giao có thanh toán và không thanh toán. Chuyển giao không thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty; chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó, chuyển giao có thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty.

Không có quy định

 

  1.  

Các chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong các trường hợp liên quan đến sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

So với các Nghị định được bãi bỏ, thay thế, Nghị định số 23/2022/NĐ-CP có một số điểm khác biệt liên quan tới lĩnh vực lao động – tiền lương  như Nghị định số 23/2022/NĐ-CP có một số sửa đổi về chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển giao doanh nghiệp ; đồng thời bổ sung quy định chi tiết, cụ thể liên quan đến chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong các trường hợp như hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Cụ thể:

1. Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp : Người lao động được thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp được ban hành. Chế độ hưu trí đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách (trong đó bao gồm kinh phí hỗ trợ) đối với người lao động dôi dư khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.

 

2. Trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp : Người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi bán thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi bán toàn bộ doanh nghiệp. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi bán doanh nghiệp; trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.

3.Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên : Người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách (trong đó bao gồm kinh phí hỗ trợ) đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi chuyển đổi, trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.

4. Trường hợp giải thể doanh nghiệp : Người lao động được thông báo trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải thể. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi giải thể doanh nghiệp; trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.

5. Trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp : Doanh nghiệp chuyển giao lập danh sách toàn bộ lao động hiện có, danh sách lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển giao, danh sách người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao, danh sách người lao động nghỉ hưu, danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Chương 3, Chương 4 của Nghị định 172/2013/NĐ-CP quy định về việc tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (bao gồm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thành công ty cổ phần, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) chỉ quy định trong Hồ sơ đề nghị tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần có Phương án sắp xếp, sử dụng lao động mà không có quy định rõ các chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý. Trong Nghị định 23/2022/NĐ-CP, mỗi trường hợp cụ thể của tổ chức lại doanh nghiệp đều có quy định về chính sách đối với các đối tượng nêu trên

Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 128/2014/NĐ-CP quy định về chính sách đối người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới trong trường hợp bán doanh nghiệp như sau:

“1. Đối với người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới:

a) Doanh nghiệp được bán có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ thời điểm ký hợp đồng mua bán trở về trước;

b) Thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới khi chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới.”

Trong khi đó, khoản 1, Điều 32, Nghị định 23/2022/NĐ-CP đã bỏ quy định về việc tính trợ cấp thôi việc tại điểm a, khoản 1, Điều 17, Nghị định 128/2014/NĐ-CP và chỉ giữ lại quy định về việc người lao động tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động mới: “Người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi bán thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.”

Ngoài ra, khoản 5, Điều 28, Nghị định số 128/2014/ NĐ-CP quy định về chính sách đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyển giao tại doanh nghiệp khác làm việc theo chế độ bổ nhiệm trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp. Tuy nhiên, Điều 53 của Nghị định 23/2022/NĐ-CP đã không còn quy định về vấn đề này.

Không có quy định

 

  1.  

Về việc quyết định, cơ sở thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty TNHH một thành viên

Theo khoản 3 Điều 54 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP quy định, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tại Đề án cơ cấu lại công ty mẹ. Trường hợp chưa được quy định tại Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp thì phải trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Đề án. Ngoài ra, theo khoản này quy định, Công ty mẹ được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo Nghị định số 172/2013/NĐ-CP, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tuớng Chính phủ quyết định thành lập có thẩm quyền quyết định việc thành lập, sắp xếp lại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con/phê duyệt chủ trương sắp xếp lại.

Quy trình, hồ sơ tổ chức lại các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được quy định tại Chương 3 Nghị định này

Không có quy định

Không có quy định

 

 


TIN LIÊN QUAN

(11:40 - 26/05/2023)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực tháng 6/2023

(10:14 - 26/04/2023)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực tháng 5/2023

(07:10 - 28/03/2023)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực tháng 4/2023

(16:22 - 24/03/2023)

Nội quy tiếp công dân tại Công ty Điện lực Bạc Liêu

(16:22 - 24/03/2023)

Nội quy tiếp công nhân viên chức lao động tại Công ty Điện lực Bạc Liêu

(07:10 - 24/02/2023)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực tháng 3/2023

(07:08 - 27/01/2023)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 02/2023

(10:12 - 27/12/2022)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 01/2023

(07:14 - 28/11/2022)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 12/2022

(14:09 - 24/10/2022)

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 11/2022